Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Mẹo vặt làm đẹp - Tăng cân khi mang bầu : Làm đẹp

Một số phụ nữ hoảng loạn khi nghĩ đến cái bụng to đùng và những kí-lô dư thừa.Một số khác lại vui mừng cho rằng có thể ăn thỏa thích mà nếu có tròn trĩnh thêm thì trông cũng ngồ ngộ. Trong mọi trường hợp thì người mẹ tương lai đều lo đến sự biến đổi của cơ thể trong quá trình mang thai và sau khi sinh. Vậy phụ nữ đặt ra những câu hỏi gì về cân nặng trong thời gian mang thai?


Tăng bao nhiêu là chuẩn?
Những phụ nữ với trọng lượng trung bình thường tăng khoảng 10-12kg. Những bà mẹ rất gầy có thể tăng tới 18kg, còn những người vốn đã tròn trịa thì bác sỹ khuyên chỉ nên tăng 7-8kg. Thông thường thì thai phụ tăng khoảng hơn 2kg vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, 4-5kg vào tam cá nguyệt thứ hai và khoảng 6kg vào tam cá nguyệt thứ ba. Cũng có những trường hợp thai phụ gầy đi 1-2kg trong những tháng đầu tiên. Lý do là ngộ độc thai nghén, do nôn, biếng ăn. Khi xảy ra hiện tượng này, cần đến gặp bác sỹ và được theo dõi đặc biệt.

Có thể giảm bớt cân bằng cách tập thể dục được không?Hình ảnh
Tất nhiên là có. Với các bài tập, bạn không những từ bỏ được lượng mỡ thừa, mà còn chuẩn bị rất tốt cho việc sinh nở. Nếu bác sỹ không khuyến cáo bạn phải nằm một chỗ, bạn có thể yên tâm tập nhẹ nhàng cho đến tháng thứ 7, với những động tác phù hợp với trạng thái mới. Những trò thể thao mạo hiểm phải được loại trừ khỏi chương trình luyện tập của bạn.

Có cần ăn kiêng khi tăng quá nhiều cân không?
Không cần, vì chính thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng cho bà mẹ tương lai và cho bé. Nếu thai phụ giảm lượng tiêu thụ thực phẩm, có thể sẽ bị sinh non, não bộ và hệ thần kinh của bé sẽ bị tổn thương, ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi sinh. Cho nên cần cân nhắc chế độ ăn uống phù hợp: thí dụ giảm bớt các loại giò chả, các thức ăn rán, nước sốt, đồ nguội, đồ ngọt và nước có ga. Thay vào đó, hãy tập trung ăn thịt, cá, rau, quả và sữa. Ngoài ra, bác sỹ có thể chỉ định một số ngày “ăn chay” (nước táo hoặc sữa chua) được lặp lại mỗi 7-10 ngày.

Cân thừa có nguy hiểm không?
Có. Bác sỹ theo dõi cân nặng của thai phụ không phải vì lý do mỹ thuật mà do việc thừa cân sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Huyết áp cao, vết thâm trên người, nước tiểu có mỡ có thể là biểu hiện của bệnh thận, và hoàn toàn có thể biến dạng thành trạng thái nặng hơn với những cơn đau đầu, hoa mắt, co giật. Mặt khác, việc thừa cân cũng có thể dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiểu đường.

Tiểu đường ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Trong quá trình mang thai, lượng đường trong máu của bé tương tự như của mẹ. Khi đường tăng, cơ thể bé sẽ tiết ra chất insulin, tăng cân, và hình thành lớp mỡ. Việc này có gì nguy hiểm? Việc tăng cân của bé sẽ khiến việc sinh nở khó khăn, hơn nữa, có nguy cơ bé sẽ bị bệnh giảm đường huyết: thiếu hụt đường sẽ khiến bé ngất xỉu.

Có thể gầy đi khi đang cho con bú không?
Tất nhiên, người mẹ trẻ dành khá nhiều calo cho việc bú mớm, nhưng không nên kỳ vọng rằng do đó mà sẽ gầy đi nhanh. Thứ nhất, bạn có thể sẽ thấy ngon miệng và tiếp tục ăn rất nhiều. Nếu muốn giảm cân khi vẫn cho con bú, phải hạn chế mức độ ăn uống và tập trung ăn những thực phẩm chứa nhiều chất đạm, can-xi và các chất bổ khác để sữa của bạn luôn có chất. Đừng vội vàng, trước tiên hãy cai sữa đã, rồi sau đó hãy tính tới chuyện giảm cân.

Khi nào có thể trở lại hình dáng ban đầu?

Tất cả phụ thuộc vào lượng cân mà bạn tăng trong quá trình mang thai. Trung bình sau một năm sinh con, chị em chỉ còn mập hơn bình thường từ 1,5 đến 4 kg. Tất nhiên, có nhiều trường hợp khác nhau. Có 10-15% bà mẹ trẻ mập hơn bình thường từ 7-10kg. Ngoài ra, mỗi lần mang thai ảnh hưởng khác nhau đến từng người, có người sau khi sinh con so thì mập ra nhiều nhiều, nhưng sau khi sinh con rạ thì chẳng lên cân nào hoặc ngược lại.


(theo mevabe)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét